Bitget App
Giao dịch thông minh hơn
Mua CryptoThị trườngGiao dịchFuturesSao chépBot‌Earn

Không Ai Hiểu BTC Mà Sợ Biến Động | Thuế Và Lỗ Hỗng Ngân Sách Hoa Kỳ

ThuancapitalThuancapital2024/08/10 18:06
Theo:Thuancapital

Giá BTC hồi phục trên 60,000 USD và vẫn giữ quanh mức này. Chứng khoán Hoa Kỳ cũng đã có những phiên tăng điểm sau nhiều phiên giảm điểm. Liệu sự hoảng loạn khiến giá giảm đã kết thúc?

Không Ai Hiểu BTC Mà Sợ Biến Động | Thuế Và Lỗ Hỗng Ngân Sách Hoa Kỳ

Giá BTC hồi phục trên 60,000 USD và vẫn giữ quanh mức này. Chứng khoán Hoa Kỳ cũng đã có những phiên tăng điểm sau nhiều phiên giảm điểm. Liệu sự hoảng loạn khiến giá giảm đã kết thúc?

Bitcoin • Crypto •

Tình hình thị trường

Thứ sáu (09/08) tại Hoa Kỳ, các chỉ số chứng khoán tiếp tục hồi phục, Nasdaq tăng nhiều nhất 0.51%. Hợp đồng dầu cũng tăng lên gần 77 USD/thùng. Còn vàng ở quanh mức 2470 USD/ounce.

Bitcoin ở quanh 60,700 USD. Các altcoin lớn đa số tăng nhẹ. Vốn hóa thị trường crypto ở mức 2.215 nghìn tỷ USD.

Dữ liệu từ Glassnode cho thấy các hodler dài hạn đã tích lũy thêm 184,500 BTC (~10 tỷ USD) khi nhiều người hoảng loạn bán BTC lúc điều chỉnh về 49,000 USD. Cái gọi là cá mập, cá voi cũng chỉ là những người dám tích lũy BTC trong những lúc nhiều người xa lánh thị trường này suốt 15 năm qua.

Các quỹ BTC spot ETF Hoa Kỳ kết thúc thứ sáu (09/08) đã có dòng tiền vào âm 89.7 triệu USD. Tương tự, các quỹ ETH spot ETF cũng có dòng tiền rời khỏi là 15.8 triệu USD.

Giáo sư Jeremy Siegel của Trường Wharton hiện không còn cho rằng FED cần cắt giảm lãi suất khẩn cấp không còn cần thiết. Tuy nhiên, ông nghĩ rằng FED sẽ cần  giảm lãi suất nhanh chóng và mạnh mẽ trong cuộc họp tháng 9 tới. Trước đây, Siegel đã kêu gọi một đợt cắt giảm khẩn cấp 0.75% do lo ngại về suy thoái kinh tế, nhưng dữ liệu tích cực gần đây và sự phục hồi của thị trường đã làm giảm bớt tính cấp bách này. Tuy nhiên, Siegel vẫn mong muốn lãi suất giảm xuống 4% càng nhanh càng tốt và cảnh báo rằng Chủ tịch Fed, Jerome Powell, không nên lặp lại sai lầm tương tự khi điều chỉnh chính sách lãi suất.

Hợp đồng tương lai FED Watch cho thấy, đa số các nhà đầu tư cho rằng FED sẽ giảm 0.5% lãi suất trong cuộc họp tháng 9. Và thị trường kỳ vọng FED sẽ tiếp tục giảm lãi suất vào cuộc họp tháng 11 và tháng 12 năm nay.

Yahoo Finance đã đưa tin rằng đợt giảm của BTC trong tuần qua chỉ là “bear trap - bẫy giảm giá”. Đồng thời, họ cũng rất lạc quan về BTC. Đây là điều thường thấy ở các kênh truyền thông nhằm thu hút người xem nhưng không có sự trung dung về thông tin. Cách làm này khiến cho nhiều nhà đầu tư mới, không hiểu thị trường tham gia và fomo. Họ chính là nhóm người khiến cho giá BTC tăng mạnh. Và giá sẽ điều chỉnh khi tăng đến một mức nhất định. Sẽ có nhiều nhà đầu tư bị lỗ và những người này sẽ đổi lỗi cho việc tham gia BTC, trong khi họ lỗ bởi không thực sự hiểu biết về thị trường.

Thuế và lỗ hổng ngân sách Hoa Kỳ

Với cách chính phủ vận hành nền kinh tế bằng nợ và in tiền như hiện tại, tiền pháp định vẫn luôn lạm phát và ngày càng mất giá. Do đó, các tài sản như BTC sẽ ngày càng tăng giá.

Đề tài gây nhiều tranh cãi cho đến nay là nên đánh thuế cao cho người giàu. Tại một sự kiện Gala ở Hoa Kỳ, dân biểu alexandria cortes đã mặc một chiếc dầm có in chữ “tax the rich” nhằm nói rằng nên đánh thuế người giàu cao. Bà cũng đã dấy lên tranh cãi về mức độ đóng thuế giữa người giàu và người nghèo ở Hoa Kỳ. 

Tuy nhiên, chủ đề này hay các đề tài tương tự dường như chỉ làm người dân quên đi sự thật rằng, chính do chính phủ chi tiêu quá nhiều dẫn đến lỗ hổng thuế quá lớn và không phải vấn đề ở việc đánh thuế bao nhiêu cho người giàu. 

Thêm vào đó, việc đánh thuế bao nhiêu với những nhóm thu nhập khác nhau không đơn giản chỉ là đưa ra một tỷ lệ đánh thuế nhất định. Nó khó khăn hơn rất nhiều. 

Đường cong Laffer

Để hiểu hơn sự khó khăn với quy định mức thuế chúng ta sẽ tìm hiểu lý thuyết về thuế Laffer Curve (Đường cong Laffer). Đây là một khái niệm trong kinh tế học, đặt tên theo nhà kinh tế học Arthur Laffer. Đường cong này minh họa mối quan hệ giữa tỷ lệ thuế suất và tổng doanh thu thuế mà chính phủ thu được.

Theo lý thuyết này, khi mức thuế suất tăng từ 0%, tổng thu thuế ban đầu sẽ tăng. Tuy nhiên, khi thuế suất tiếp tục tăng quá cao, sẽ đến một điểm mà tổng thu thuế lại giảm đi. Điều này có nghĩa là, nếu thuế suất quá cao, người dân và doanh nghiệp sẽ có ít động lực để làm việc và đầu tư hơn, dẫn đến giảm sản lượng và thu nhập, cuối cùng làm giảm tổng thu thuế mà chính phủ thu được. Ngược lại, nếu thuế bằng 0% thì chính phủ không thu được đồng thuế nào. Tức cả hai mức thuế thu được khi đánh thuế 0% hoặc 100% đều bằng 0.

Đường cong Laffer thường có dạng hình chuông, với một điểm tối ưu ở giữa. Điểm này là mức thuế suất tối ưu (tối đa hóa) nơi chính phủ thu được nhiều doanh thu nhất mà không làm giảm động lực làm việc hay sản xuất quá nhiều. Nếu thuế suất vượt qua mức tối ưu này, doanh thu thuế sẽ bắt đầu giảm, do sự sụt giảm trong sản xuất và thu nhập do gánh nặng thuế quá cao.

Lý thuyết này đã được sử dụng trong các cuộc tranh luận về chính sách thuế, đặc biệt là trong việc cân nhắc xem có nên cắt giảm thuế để kích thích kinh tế hay không. Tuy nhiên, xác định chính xác điểm tối ưu trên đường cong Laffer trong thực tế là một thách thức, vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau trong nền kinh tế.

Ứng dụng trong việc có nên đánh thuế cao cho người giàu?

Tranh cãi về việc đánh thuế cao đối với người giàu đã kéo dài trong nhiều năm. Những người ủng hộ thuế cao thường lập luận rằng người giàu thường tìm cách né tránh thuế và nên chịu gánh nặng thuế lớn hơn. Tuy nhiên, hệ thống thuế tại Hoa Kỳ lại khuyến khích đầu tư bằng cách áp thuế cao hơn lên thu nhập từ lương và thấp hơn đối với thu nhập từ đầu tư. Điều này dẫn đến tình trạng người giàu, mặc dù có tỷ lệ thuế suất thấp hơn, nhưng vì thu nhập từ đầu tư của họ rất lớn nên tổng số tiền thuế họ đóng góp vẫn là một con số khổng lồ. Ví dụ, Elon Musk đã đóng thuế tới 12 tỷ USD vào năm 2021 khi ông bán một lượng lớn cổ phần Tesla.

Vấn đề không chỉ nằm ở việc đánh thuế cao hay thấp đối với người giàu hay người nghèo, mà cần phải có sự cân bằng, như lý thuyết Laffer Curve đã chỉ ra. Nếu thuế đánh vào người giàu, đặc biệt là trên các mặt hàng xa xỉ, quá cao, nó có thể dẫn đến giảm nhu cầu đối với những sản phẩm này. Sự sụt giảm nhu cầu có thể làm giảm việc làm trong các ngành công nghiệp liên quan, ảnh hưởng ngược lại đến người lao động, trong đó có nhiều người có thu nhập thấp.

Do đó, việc đánh thuế cần được thực hiện một cách cân nhắc và hợp lý. Chúng ta cũng cần nhận thức rằng mục tiêu của việc thu thuế không chỉ là để tăng ngân sách, mà còn để đảm bảo nguồn lực được phân bổ một cách hiệu quả và công bằng trong xã hội.

Lạm phát có xấu hay không?

Lạm phát không hoàn toàn xấu, nhưng mức độ và nguyên nhân của lạm phát sẽ quyết định nó có hại hay không đối với nền kinh tế. Nó là một cơ chế của chính phủ sử dụng để kiểm soát nền kinh tế. 

Một số yếu tố ảnh hưởng tới tác động của lạm phát với nền kinh tế:

  • Mức độ lạm phát: Lạm phát ở mức độ vừa phải (thường được các ngân hàng trung ương đặt mục tiêu) có thể kích thích nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, lạm phát cao hoặc siêu lạm phát sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

  • Nguyên nhân gây ra lạm phát: Lạm phát có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, như tăng cầu, tăng chi phí sản xuất, hoặc sự mất cân bằng giữa cung và cầu. Mỗi nguyên nhân sẽ có những tác động khác nhau đến nền kinh tế.

  • Thời gian tồn tại của lạm phát: Lạm phát ngắn hạn có thể được kiểm soát, nhưng lạm phát kéo dài sẽ gây ra nhiều khó khăn hơn.

Những tác động tiêu cực của lạm phát cao:

  • Giảm sức mua: Khi lạm phát cao, giá trị của tiền tệ giảm, tức là cùng một số tiền mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây. Điều này làm giảm sức mua của người tiêu dùng và ảnh hưởng đến mức sống của họ.

  • Gây bất ổn kinh tế: Lạm phát cao và không ổn định gây ra sự bất ổn trong nền kinh tế, khiến các doanh nghiệp và người tiêu dùng khó dự đoán và lập kế hoạch cho tương lai. Điều này có thể dẫn đến giảm đầu tư, trì trệ sản xuất, và giảm tăng trưởng kinh tế.

  • Tăng chi phí vay: Để kiểm soát lạm phát, ngân hàng trung ương thường tăng lãi suất. Lãi suất cao hơn làm tăng chi phí vay vốn, giảm đầu tư và tiêu dùng, gây chậm lại sự tăng trưởng kinh tế.

  • Gia tăng bất bình đẳng: Lạm phát có thể làm gia tăng bất bình đẳng nếu tiền lương không tăng kịp với mức tăng của giá cả. Người lao động có thu nhập cố định hoặc thấp sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn, trong khi những người sở hữu tài sản như bất động sản hoặc cổ phiếu có thể hưởng lợi từ lạm phát.

Lạm phát có thể mang lại lợi ích:

  • Kích thích chi tiêu và đầu tư: Một mức lạm phát vừa phải có thể khuyến khích tiêu dùng và đầu tư, vì người tiêu dùng có động lực mua hàng sớm hơn để tránh giá cả tăng, và các doanh nghiệp có động lực đầu tư để tăng sản xuất và lợi nhuận.

  • Giảm gánh nặng nợ: Lạm phát giúp giảm giá trị thực của các khoản nợ theo thời gian. Điều này có lợi cho những người vay nợ, đặc biệt là khi lãi suất cố định, vì họ trả lại khoản nợ bằng tiền có giá trị thấp hơn.

  • Tránh giảm phát: Một mức lạm phát nhẹ giúp tránh nguy cơ giảm phát, một hiện tượng khi giá cả giảm liên tục, dẫn đến sự trì trệ kinh tế và tăng tỷ lệ thất nghiệp.

Tóm lại, lạm phát không phải lúc nào cũng xấu. Lạm phát có thể là xấu khi nó vượt quá tầm kiểm soát và gây ra những tác động tiêu cực như giảm giá trị tiền tệ, tăng lãi suất, và gây bất ổn kinh tế. Tuy nhiên, lạm phát ở mức độ vừa phải có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm thiểu một số rủi ro khác như giảm phát. Điều quan trọng là duy trì lạm phát ở mức ổn định và có thể kiểm soát để tối đa hóa lợi ích cho nền kinh tế. Và với cơ chế quản lý kinh tế bằng lạm phát của nhiều chính phủ, tiền pháp định luôn mất giá và người dân cần đầu tư vào các tài sản để bảo vệ giá trị sức lao động của mình.

Các thông tin khác:

  • OneMedNet là công ty mới nhất áp dụng chiến lược Bitcoin. Vào cuối tháng trước, công ty này đã huy động được 4.6 triệu USD vốn và đã sử dụng 1.8 triệu USD từ số tiền thu được để mua bitcoin. OneMedNet cung cấp dịch vụ quản lý các loại dữ liệu lâm sàng đa dạng.

  • Trong phỏng vấn với CNBC, Michael Saylor nói rằng, sự biến động là cái giá bạn phải trả để tạo ra hàng tỷ đô la tín dụng và thanh khoản luôn có sẵn trong tầm tay bạn, ở mọi nơi, cho mọi người. Và ông nói thêm rằng, ai không hiểu Bitcoin mới sợ sự biến động giá cả.

  • Franklin Templeton đã đưa quỹ token hoá chứng khoán Franklin OnChain U.S. Government Money (FOBXX) của mình lên layer-2 Arbitrum trên Ethereum, sau Stellar và Polygon. Token BENJI đại diện cho cổ phiếu quỹ này, giúp nhà đầu tư giao dịch mà không cần qua bên thứ ba. Sự hợp tác này giúp Franklin Templeton tiếp cận thêm khách hàng mới và kết nối thị trường DeFi với tài chính truyền thống. Quỹ này có vốn hóa 420 triệu USD, FOBXX hiện là quỹ RWA lớn thứ hai liên kết với trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ trên blockchain, chỉ sau quỹ BUIDL của BlackRock với 519 triệu USD.

  • Văn phong Bitcoin tại Thành phố Santa Monica, California (Hoa Kỳ), sẽ tổ chức một lễ hội mã nguồn mở về Bitcoin vào tháng 10 này.

  • Eric Trump nói rằng sẽ có Trump Project, chi tiết vẫn chưa được công bố, nhưng dựa theo các tin đồn thì đây sẽ không phải là dự án memecoin mà là một nền tảng DeFi. Dự án này sẽ cần thời gian để phát triển.

  • Cuộc họp trực tuyến do Dân biểu Ro Khanna chủ trì, nhằm tìm kiếm sự ủng hộ cho chiến dịch tranh cử tổng thống của Kamala Harris và hàn gắn mối quan hệ với ngành crypto, đã trở nên căng thẳng khi các giám đốc crypto đối đầu với lãnh đạo Đảng Dân Chủ về chính sách đàn áp ngành này. Các lãnh đạo ngành, như Mark Cuban và Anthony Scaramucci, chỉ trích mạnh mẽ các cơ quan như SEC và FED về các biện pháp pháp lý thù địch đối với crypto. Ron Conway, một nhà đầu tư nổi tiếng, bày tỏ sự thất vọng về những lời hứa suông của chính quyền Biden. Căng thẳng gia tăng khi Phó Bộ trưởng Tài chính Wally Adeyemo phủ nhận việc cố ý cắt đứt ngành crypto khỏi hệ thống ngân hàng, nhưng hầu hết các giám đốc crypto tham gia đã giơ tay khi được hỏi liệu công ty của họ có từng bị từ chối dịch vụ ngân hàng. Dù có nhiều tranh cãi, các bên vẫn cố gắng giữ lạc quan về khả năng hợp tác trong tương lai để crypto nhận được sự ủng hộ từ cả hai đảng.

  • Tòa án Tối cao Montenegro đã hoãn việc dẫn độ Do Kwon, đồng sáng lập Terraform Labs, về Hàn Quốc sau khi nhận được yêu cầu xem xét vấn đề pháp lý từ các công tố viên. Do Kwon bị bắt ở Montenegro vào tháng 3 năm 2023 vì sử dụng giấy tờ giả mạo và đang đối mặt với các cáo buộc lừa đảo ở cả Hàn Quốc và Mỹ. Việc dẫn độ của Kwon đã nhiều lần bị trì hoãn và chưa rõ khi nào sẽ được thực hiện.

► Tham gia các Sàn giao dịch với ưu đãi độc quyền cùng ThuanCapital


0

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Mọi thông tin trong bài viết đều thể hiện quan điểm của tác giả và không liên quan đến nền tảng. Bài viết này không nhằm mục đích tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư.